Đi du lịch Pháp lại bị bắt chỉ vì là người Hồi giáo
Thứ Hai, 8 tháng 8, 2016.
Người đăng:
Đặng Thanh Thái
Một cặp vợ chồng người Mỹ gốc Pakistan đã bị giữ lại thẩm vấn khi trở về từ chuyến du lịch Pháp chỉ bởi họ là người Hồi giáo.
Nghe có vẻ vô lý ngang ngược nhưng đây là chuyện thật sự đã xảy ra đối với Faisal và Nazia Ali khi họ đang trên đường trở về Mỹ sau chuyến du lịch Pháp. Cặp vợ chồng ấy vừa lên máy bay được một lát thì bị phi hành đoàn cảm thấy không vừa mắt, có lẽ là do nỗi lo khủng bố, vì lẽ đó đôi vợ chồng Hồi giáo bị buộc phải rời khỏi máy bay, nhân viên an ninh đã giữ họ lại để thẩm vấn hệt như tra khảo tội phạm.
Câu chuyện vô lý ấy đã được thuật lại trên báo VnExpress qua bài Du khách không được lên máy bay vì là người Hồi giáo thế này:
Faisal và Nazia Ali là công dân Mỹ gốc Pakistan. Nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày cưới, cặp vợ chồng đến từ bang Ohio đã đi du lịch tới London và Paris. Ngày 26/7, cả hai lên một chuyến bay của hãng Delta Air Lines từ Paris để trở về nhà.

Phi hành đoàn đã yêu cầu hai du khách rời khỏi máy bay khi họ có mặt ở chỗ ngồi được 45 phút. Ảnh: Ksdk.
Trong lúc chờ máy bay cất cánh, một thành viên phi hành đoàn đã phàn nàn với phi công rằng cô ta cảm thấy khó chịu với cặp vợ chồng Hồi giáo ngồi ở hàng thứ 2 của khoang hạng phổ thông. Phi công đã liên lạc ngay với điều hành mặt đất và nói rằng ông sẽ không khởi hành cho đến khi cặp vợ chồng này rời khỏi máy bay, theo nhật báo Cincinnati của Mỹ.
Faisal và Nazia Ali sau đó được các nhân viên anh ninh yêu cầu rời khỏi máy bay cùng tất cả hành lý của mình, và bị thẩm vấn "một cách thô bạo" bởi một quan chức an ninh của Pháp.
Ngày hôm sau, cả hai được thả ra và lên một chuyến bay khác của hãng Delta Air Lines để trở về nhà. Hãng đã chi trả chi phí khách sạn gần sân bay cho hai vợ chồng và hoàn trả tiền vé máy bay của họ trên chuyến bay ngày 26/7. Hãng Delta cũng cho biết họ đang điều tra về vụ việc phân biệt với hai hành khách Hồi giáo này.
Tuy vậy, cả hai du khách vẫn cảm thấy bị xúc phạm. Nadia Ali nói rằng vợ chồng cô đã bị đối xử như những tội phạm. Họ hy vọng trường hợp của mình sẽ mang lại sự chuyển biến tích cực khi mà nạn phân biệt đối xử với người Hồi giáo trên các chuyến bay ngày càng gia tăng.
Trước nỗi lo sợ khủng bộ ngày cao tăng cao tại các nước phương Tây mà đặc biệt gần đây nhất là Pháp thì các phản ứng thái quá có phần phân biệt đối xử như trong câu chuyện trên xảy ra ngày một nhiều, sự văn minh lịch sự đã nhường chỗ cho các cư xử vị kỷ với cái mác an toàn; chung quy cũng khó nói ai đúng ai sai nhỉ?
Thanh Thái
Bài liên quan